Trên thế giới hiện, có rất nhiều tòa nhà sở hữu độ cao không tưởng cùng với đó là thiết kế ấn tượng để trở thành biểu tượng của quốc gia đó. Chúng ta hãy cùng The Best Real điểm qua top 10 tòa cao nhất thế giới – được cập nhật mới nhất năm 2023.
Top 1 tòa nhà cao nhất thế giới – Burj Khalifa (Qatar)
Đứng đầu tiên trong bảng danh sách top 10 tòa nhà cao nhất thế giới là công trình đến từ Quốc gia trung Đông vừa đăng cai thành công kỳ World Cup 2022 xa xỉ và thành công bậc nhất trong lịch sử, tòa nhà Burj Khalifa – (Dubai – Qatar). Tòa nhà được chính thức đi vào hoạt động từ năm 2010 và đến thời điểm hiện tại vẫn đang “vô đối” trong danh hiệu tòa nhà cao nhất trên thế giới.

Tòa tháp Burj Dubai được xây dựng với quy mô 164 tầng có hình dạng như một cây kim nhọn hoắt và được ví von là “thành phố thẳng đứng” bởi nó làm lu mờ mọi tòa cao ốc đã có trước đó và vượt qua nhiều giới hạn trong ngành kiến trúc và xây dựng. Tòa nhà cao nhất thế giới có độ cao lên đến 828m, tổng số vốn đầu tư là 1,69 tỷ USD. Dự án này được xây dựng từ tháng 9/2004 cuối năm 2010 với sự tham gia của 12.000 nhân công để hoàn thành.
Một vài con số ấn tượng về tòa nhà cao nhất thế giới dựa trên thống kê trong quá trình xây dựng bao gồm:
- Dự án bao gồm 1000 căn hộ hạng sang với 49 tầng được thiết kế là căn hộ văn phòng cùng 1 khách sạn hạng san cho chuyên gia thời trang Giorgio Armani thiết kế.
- Tòa nhà đã sử dụng 110.000 tấn bê tông – Khối lượng có thể xây dựng một con đường dài 2.065km.
- 31.000 tấn cống thép đã được sử dụng để xây dựng có thể nối dài được ¼ đường vòng quanh Trái Đất.
- 100% bề mặt của tòa nhà Burj được phủ kính với gần 26.000 tấm kính. Bề mặt kinh luôn có 36 công nhận thường xuyên lau dọn và đảm bảo cho vẻ ngoài của nó luôn thật lấp lánh.
- 64km/h – Đây là tốc độ của thang máy chạy nhanh nhất được đặt trong tòa nhà.
Top 2 tòa tháp cao nhất thế giới: Tháp Thượng Hải (Trung Quốc)
Tòa nhà cao thứ 2 trên thế giới là tòa Tháp Thượng Hải bên bờ sông Hoàng Phố tại quốc gia đông dân nhất thế giới Trung Quốc. Công trình này chính thức hoạt động năm 2002, có độ cao 632m với quy mô 121 tầng.

Không hề kém cạnh so với tòa nhà cao nhất thế giới tại Dubai mặc dù được xây dựng trước đó khá lâu, công trình này cũng sở hữu công nghệ thang máy chạy với có tốc độ rất cao 20,5 m/s và sở hữu đài quan sát trong nhà cao nhất trên thế giới (ngang hàng với độ cao của tòa nhà tài chính Bình An – Thẩm Quyến).
Tháp đồng hồ Abraj Al-Bait (Ả rập Saudi)
Chúng ta tiếp tục đến với một quốc gia Trung Đông với công trình độc đáo thuộc top 10 tòa nhà cao nhất thế giới nhưng có vẻ ngoài khiêm tốn – Tháp đồng hồ Abraj Al-Bait (Ả rập Saudi). Tháp đồng hồ là một trong những công trình biểu tượng của quốc gia này với tổng kinh phí đầu tư là 15 tỷ USD và được hoàn thành vào năm 2012.

Công trình này bao gồm 7 tào tháp là nói phục vụ dành cho khách hành hương về Thánh địa Mecca. Đây còn là công trình có mặt đồng hồ lớn nhất thế giới và được dành riêng 4 tầng của tòa nhà để xây dựng khu Bảo tàng tháp đồng hồ.
Xem thêm: Mặt bằng căn hộ là gì? Cách xem các loại mặt bằng phổ biến
Trung tâm tài chính quốc tế Bình An (Trung Quốc)
Tòa tài chính Bình An, Thẩm Quyến có độ cao 115 tầng cao thứ 4 thế giới nhưng chỉ đứng thứ 2 ở Trung Quốc với độ cao cũng rất ấn tượng chiều cao 599 m. Công trình được hoàn thành việc xây dựng vào năm 2017 và là “trái tim” của khu Phúc Điền, trung tâm Thành phố Thẩm Quyến, Trung Quốc.

Lotte World Tower (Hàn Quốc)
Đây là tòa nhà được xếp vào công trình có độ cao đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng các tòa nhà cao nhất trên thế giới với độ cao 554m. Công trình được xây dựng vào năm 2016 và được mệnh danh là “vương miện ngọc của Hàn Quốc” tại thủ đô Seoul.
Tòa nhà sở hữu thiết kế ấn tượng nhờ tông màu trắng sáng nhẹ nhàng nhưng không kém phần nổi bật, cùng những đường nét nghệ thuật đặc trưng của gốm sứ Hàn Quốc. Tòa nhà nằm cạnh khu giải trí nổi tiếng Lotte, bao gồm căn hộ văn phòng, trung tâm thương mại và khách sạn sang trọng nên rất thu hút khách tham quan du lịch.

Tòa nhà WTC (Mỹ)
TWC hay còn có tên gọi khác là Freedom Tower (tạm dịch là Tháp Tự Do) có độ cao 541m – là tòa nhà cao nhất ở khu vực Bán cầu Nam và được đặt tại New York. Công trình được xây dựng trên nền của tòa Tháp Đôi từng bị khủng bố vào ngày 11/09/2001, tòa tháp có tổng số vốn đầy tư là 3,8 tỷ USD, với quy mô 104 tầng – 5 tầng hầm. Tòa tháp được hoàn thành vào năm 2014 và hiện đang đứng 6/10 tòa nhà cao nhất thế giới.

Tòa nhà Trung tâm tài chính Quảng Châu CTF (Trung Quốc)
Tòa nhà Trung tâm tài chính Quảng Châu CTF Trung Quốc có độ cao 503m với quy mô 103 tầng được hoàn thành vào năm 2016 là công trình có kiến trúc ấn tượng tiếp theo lọt vào top 7/10 tòa nhà cao nhất trên thế giới. Tòa nhà được xây dựng như một khu cao ốc đa chứng năng với phần lớn quy mô là căn hộ để ở và khu văn phòng.

Tòa nhà Trung tâm tài chính Thiên Tân CTF (Trung Quốc)
Tiếp tục là sự đóng góp của quốc gia đông dân nhất trên thế giới với top 10 tòa nhà cao nhất thế giới – Thiên Tân CTF có quy mô 96 tầng – cao 530m. Đây là tòa nhà có thiết kế dưới 100 tầng cao nhất trên thế giới và đứng thứ 8 trong top các tòa nhà cao nhất trên thế giới. Đây là công trình nằm trong khu thương tự do Tân Hải mang đến hàng nghìn căn hộ, văn phòng và khách sạn hạng sang.

Tòa tháp CITIC – China Zun (Trung Quốc)
Đây là tòa tháp xếp hạng thứ 9 trên thế giới trong hạng mục các tòa nhà cao nhất thế giới với độ cao 528m. Dự án được hoàn thành vào năm 2018 được đặt tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Tòa nhà sở hữu thiết kế như một bình rượu cổ và trong tên gọi chữ “Zun” được dịch ra là bình rượu cổ – đồ vật được dùng trong các nghi lễ trang trọng thời ký đồ đồng ở Trung Quốc.

Đài Bắc 101 (Đài Loan)
Sở hữu độ cao 509 m, công trình Đài Bắc 101 đã từng có thời gian giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 2004 – 2009. Đây là một trung tâm tài chính, vừa là biểu tượng cho một đất nước Đài Loan hiện đại. Việc tham quan và ngắm nhìn thành phố từ trên cao ở tòa Đài Bắc 101 hiện đang là một trong những trải nghiệm thích thú và đầy mới mẻ mà mọi khách du lịch khi đến đây không nên bỏ lỡ.

Bài viết về top 10 tòa nhà cao nhất thế giới hy vọng mang đến cho khách hàng những thông tin bổ ích và thú vị về những công trình kiến trúc ấn tượng bậc nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện tại là Landmark 81 do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư. Trong tương lai, tại khu đô thị Thủ Thiêm hứa hẹn toàn Empire Tower với quy mô 88 tầng sẽ “soán ngôi” Landmark 81” khi hoàn thành.
Fanpage của chúng tôi: https://www.facebook.com/thebestrealofficial/