Trong giai đoạn tình hình kinh tế đang có những chuyển biến khá ảm đạm trong ngắn hạn, room tín dụng là một những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trên báo đài cũng như các cuộc thảo luận về tài chính. Sự điều chỉnh về room tín dụng mang đến một sự ảnh hưởng đến các ngành nghề khác đặc biệt là bất động sản. Vậy room tín dụng là gì? Vì sao room tín dụng lại ảnh hưởng trực tiếp đến ngành bất động sản?

ROOM TÍN DỤNG LÀ GÌ?
Bất cứ ai tiếp cận đến các khoản vay, khoản tín dụng đều sẽ nghe đến khái niệm này. Vậy room tín dụng là gì? Room trong tiếng Anh ngoài nghĩa mà ta thường biết là phòng (như bedroom: phòng ngủ,…) thì còn có nghĩa là phạm vi. Room tín dụng là thuật ngữ dùng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nghĩa là hạn mức cho vay của ngân hàng.
Năm 2011, room tín dụng được triển khai ở Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế quốc gia đang trải qua một giai đoạn biến động với tỷ lệ lạm phát vô cùng cao, xuất phát từ tình trạng cung tiền liên tục đà gia tăng ở mức rất cao. Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này, vào đầu mỗi năm Ngân hàng nhà nước (NHNN) luôn công bố room tín dụng nhằm quy định tăng trưởng tín dụng tối đa. NHNN sẽ phân phối room tín dụng cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) và sức khỏe tài của các ngân hàng như đánh giá chất lượng tín dụng và quản lý tín dụng.
VẬY TÌNH TRẠNG HẾT ROOM TÍN DỤNG LÀ GÌ?
Hết room tín dụng là gì? – Đây chính là trường hợp các ngân hàng sẽ không thể tiếp tục cho vay được nữa vì đã có quá nhiều khách hàng vay. Việc hết room tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng của ngân hàng cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều cá thể, tổ chức.

Trong trường hợp NHNN đặt ra cho các NHTM một tỷ suất tăng trưởng tín dụng tối đa nhỏ hơn so với (cùng kỳ) của năm trước hoặc/và so với các NHTM khác trong hệ thống thì có thể được hiểu rằng ngân hàng này đang có mức độ rủi ro đáng tiếc cao hơn so với chính nó ở quá khứ hoặc so với các đối thủ cạnh tranh cùng mạng lưới. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra do ngân hàng cho vay quá nhiều so với vốn chủ sở hữu hoặc cho vay quá nhiều tập ở các lĩnh vực kinh doanh có tính rủi ro cao như là bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp,…
Xem thêm về kiến thức BĐS: Nhà ở xã hội là gì? Khi mua nhà ở xã hội cần lưu ý điều gì?
VẬY VAI TRÒ CỦA ROOM TÍN DỤNG LÀ GÌ?
Vai trò của room tín dụng là gì có thể được phân tích như sau: Việc tăng trưởng tín dụng mất kiểm soát rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng vượt quá khả năng dự trữ, mất cân đối vốn và khả năng quản lý hoạt động của các NHTM. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy mất khả năng thanh toán. Vì thế vai trò của việc room tín dụng được hình thành nhằm kiểm soát từ sớm, từ xa tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng của các hệ thống ngân hàng. Room tín dụng còn có tác dụng giúp người đi vay kiểm soát được khoản vay của mình bởi chủ thể vay với một hạn mức nhất định, tránh rơi vào tình trạng không còn khả năng thanh toán khoản vay.

NỚI ROOM TÍN DỤNG LÀ GÌ? ĐỊNH NGHĨA VỀ VIỆC NỚI ROOM TÍN DỤNG
Như đã nêu trên, mỗi năm NHNN sẽ áp tỷ lệ room tín dụng cho từng NHTM để dễ dàng trong việc hoạt động và quản lý rủi ro của hệ thống NHTM liên quan đến việc cấp tín dụng. Tránh trường NHTM có vốn ít nhưng lại cho phép khách hàng vay quá nhiều.
Khi hết room tín dụng, NHTM sẽ không thể duyệt khoản vay cho khách hàng vay nữa. Lúc này, NHTM có thể yêu cầu NHNN nới room tín dụng để được hỗ trợ thêm khách hàng. Quyết định như thế nào sẽ tùy thuộc vào đánh giá của NHNN.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC PHÂN BỔ ROOM TÍN DỤNG BẰNG CƠ CHẾ NHƯ THỂ NÀO?
NHNN Việt Nam đã đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 ở mức khoảng 14% theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN (13/1/2022), với những điều chỉnh phù hợp dựa trên những diễn biến và tình hình thực tế của nền kinh tế. NHNN xây dựng mức tăng trưởng tín dụng dựa trên các yếu tố sau:
- Tăng trưởng tín dụng thực tế của năm 2021 (13,61% so với 12,17% năm 2020);
- Mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế GDP khoảng 6,5–6,5%;
- Tỷ lệ lạm phát khoảng 4%.
- Dự toán ngân sách nhà nước theo;
Căn cứ vào chỉ số định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, NHNN sẽ có những điều chỉnh phù hợp và linh hoạt dựa trên tình hình thực tế về lạm phát, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, NHNN cho biết đã phân bổ mức tăng trưởng tín dụng 2022 dụa trên hai cơ sở chính:
- Thứ nhất, xác định dựa trên hoạt động kinh doanh của từng tổ chức tín dụng khi được đánh giá theo các tiêu chí và cách tính điểm tại Thông tư 52/2018 / TT-NHNN.
- Thứ hai là dựa trên một số yếu tố cụ thể về chính sách và triết lý hoạt động của chính phủ cũng như NHNN gồm: tiêu chuẩn về hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực kinh doanh đầu tư BĐS và trái phiếu; tiêu chí TCTD tham gia hỗ trợ và xử lý các ngân hàng hoạt động yếu kém,… làm cơ sở để nâng hoặc hạ mức tăng trưởng tín dụng cho các TCTD.
Qua đó, việc tìm hiểu về khái niệm room tín dụng là gì đã giúp bạn đã phần nào hiểu được những vấn đề xoay quanh thuật ngữ về tài chính này. Đồng thời là những cơ sở để nâng hạ mức tín dụng của từng ngân hàng cụ thể và chỉ số này tác động như thế nào đối với tình hình kinh tế của quốc gia.
Theo dõi Fanpage để cập nhật thêm nhiều thông tin mới: https://www.facebook.com/thebestrealofficial/